Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Vệ sinh phòng trọ sinh viên

Vấn đề vệ sinh môi trường không còn quá lạ đối với mọi người. Sinh viên cũng là đối tượng “góp phần” gây nên những tác động không nhỏ tới môi trường sống.
“Rác” phòng trọ
Đó là hậu quả của những lần rủ bạn về nhà “ đánh chén” hoặc những buổi liên hoan nhẹ trong phòng. Rác từ nhà ra cửa, từ cửa tới nhà trọ bên cạnh hoặc có khi tung tóe trước cửa phòng trọ “hàng xóm”, tình trạng này được xem là bình thường của hầu hết các xóm trọ sinh viên.
Phương, sinh viên năm 3 ĐH Khoa học xã hội Nhân văn TPHCM bức xúc: “Đây là tình trạng chung rồi, có khi mình dọn nhưng một số bạn không có ý thức lại xả ra, thấy thế nên chẳng muốn dọn nữa”. Còn Bình sinh viên Đại học Sư Phạm Kỹ thuật thì uể oải: “Xóm tớ thì khỏi phải bàn, cuối tuần mà chị chủ không vào dọn thì cũng cứ để đó, bạn bè là sinh viên cả nên không để ý đến rác nữa” .
Đây là một thực trạng có thật nhưng không phải sinh viên nào cũng ý thức được như Phương, Bình. Hầu hết là những đống rác thải từ sinh hoạt, sinh viên cũng cứ xả bậy như thường, có khi mỗi phòng trọ đều có một rọ rác riêng nhưng “bạ đâu xả đó” đã trở thành một thói quen và thói quen lâu ngày thì trở thành một hành vi xấu.
Nguyên nhân
Làm theo nhà chủ
Các nhà chủ phòng trọ thường hay xả rác trước cửa nhà để công nhân vệ sinh thu dọn trong ngày. Nhiều khi hành vi đổ rác bừa bãi cũng sinh ra từ đây. Sinh viên đem rác đổ cũng bắt chước cách quẳng rác hoặc vào rọ rạc hoặc ra ngoài rọ. Nhiều nhà trọ việc dọn rác là của bà chủ ông chủ nên sinh viên không mấy để ý đến những loại rác thải “bám riết” khu trọ nơi mình ở.
Thói quen
Để dồn đem đổ một lúc, đó là tư tưởng lâu nay không những của sinh viên mà hầu hết mọi người có chung suy nghĩ. Để dồn có khi quên hoặc bận hoặc chờ ông chủ bà chủ vào dọn đổ luôn. Nhiều sinh viên đi học hàng ngày nhưng rác trước cửa nhà mình cũng ít để ý đem đổ hoặc rác nhà hàng xóm “lấn sân” nhưng kiểu “của ai người đó dọn” nên nhiều phòng trọ bị dốn ứ rác.
Ỷ lại
Ỷ lại cũng là một thói quen không tốt của không ít sinh viên. Ỷ lại cho nhà chủ một phần, bạn cùng phòng ỷ lại cho nhau lại cũng là điều đáng nói. Chính ý thức ít tự giác cộng với những thói quen xấu gây nên thực trạng “rác phòng trọ sinh viên” xuất hiện mọi lúc mọi nơi.
Gây ô nhiễm
“Ô nhiễm” là tính từ dùng ở mức độ nặng chỉ về một số tác động xấu của môi trường có tầm ảnh hưởng đến con người. Rác phòng trọ, nơi trọ của sinh viên nhiều khi cũng gây nên những tác động xấu mà có thể gọi là “ô nhiễm”. Mùi hôi của rác lâu ngày không được xử lí ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của sinh viên cũng như nhà chủ. Đó là chưa kể đến những hôm trời mưa, rác trước cửa phòng trọ “tung tóe” cộng với nước chảy làm ô nhiễm cả khu trọ sinh viên.
Không phải khu trọ, dãy trọ nào cũng sạch sẽ, tình trạng rác thải trước phòng trọ sinh viên không phải tất cả nhưng có thể nói là hầu hết. Có những dãy trọ trong TPHCM mà nhà chủ không quan tâm đến vấn đề vệ sinh của các phòng trọ nên dựa vào ý thức của sinh viên là chủ yếu.
Không khó
Giữ vệ sinh khu trọ không phải việc làm khó. Tuy nhiên nó lại phụ thuộc nhiều vào ý thức cá nhân và tập thể. Sinh viên là đối tượng dễ tác động vào ý thức nhất, dễ tiếp cận những vấn đề về xã hội nhất. Bởi vậy ý thức về bảo vệ môi trường không thuộc vấn đề nan giải.
Dọn vệ sinh nơi phòng trọ mình hàng ngày có gì khó?
Đổ rác đúng nơi quy định, có thể đổ chung với nhà chủ nhưng hãy cố gắng cho chúng vào rọ rác nhé!
Mỗi sinh viên hãy xem nhà trọ như nhà ở thực thụ của mình, tránh tư tưởng tạm bợ, tránh ý thức ỷ lại cho nhau, điều đó chỉ khiến cho rác tấn công và những căn bệnh như sốt siêu vi, sốt xuất huyết chung sống mãi với sinh viên.
Sạch hay không sạch phụ thuộc nhiều ở chính bạn!

Phát động “Ngày chủ nhật xanh” ra quân vệ sinh môi trường

Web.ĐTN: Sáng ngày 30/10/2011, tại xã Đạo Đức huyện Bình Xuyên, BTV huyện Đoàn phối hợp với các cơ quan chức năng huyện Bình Xuyên tổ chức Lễ phát động “Ngày chủ nhật xanh” ra quân vệ sinh môi trường năm 2011 ...

Với sự tham gia của hơn 1.000 đoàn viên thanh niên, học sinh và nhân dân xã Đạo Đức và gần 200 sinh viên tình nguyện trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp tham gia hưởng ứng.
ĐVTN huyện Bình Xuyên tham gia thu gom rác thải, vệ sinh môi trường.
ĐVTN huyện Bình Xuyên tham gia thu gom rác thải, vệ sinh môi trường.
Tại buổi lễ, BTV huyện Đoàn đã phát động trong đoàn viên, thanh thiếu niên trong toàn huyện phát huy tinh thần xung kích tình nguyện, tích cực tham gia có hiệu quả “Ngày chủ nhật xanh” bằng các việc làm thiết thức như: Ra quân diễu hành, cổ động tuyên truyền cho cán bộ, ĐVTN và nhân dân trong việc bảo vệ môi trường và tác hại của ô nhiễm môi trường tới đời sống, sức khỏe của con người; tham gia trồng mới cây xanh, nạo vét kênh mương, vệ sinh môi trường, thu gom rác thải đưa về nơi xử lý và tái chế chất thải…  đồng thời lên án những hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Với phương châm “Mỗi thanh niên một việc làm, mỗi chi đoàn một công trình thanh niên chung tay xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp”, ngay sau lễ phát động “Ngày chủ nhật xanh”, đông đảo ĐV, TTN đã ra quân tuyên truyền về tác hại của nạn môi trường ô nhiễm môi trường đối với môi trường sống, trực tiếp thu gom hàng chục tấn rác thải trên đưa về nơi xử lý theo qui định được nhân dân địa phương hưởng ứng và đánh giá cao.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

trẻ tử vong do thiếu nước sạch và vệ sinh kém

Giám đốc Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường của UNICEF cho biết, trên toàn thế giới có khoảng 2.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày vì bệnh tiêu chảy và trong đó khoảng 1.800 trường hợp tử vong có liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường.

Những con số này được ông Sanjay Wijesekera, Giám đốc Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường của UNICEF  đưa ra nhân Ngày Nước sạch thế giới. “Đôi khi chúng ta quá quan tâm đến các con số lớn, mà không nhìn thấy những câu chuyện buồn đằng sau mỗi con số thống kê”, ông Sanjay Wijesekera nói.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1100 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy. Nhiều người còn bị nhiễm giun và hầu hết trong số đó là trẻ em.Gần 90% trẻ em tử vong vì bệnh tiêu chảy có liên quan trực tiếp đến nước ô nhiễm và điều kiện vệ sinh yếu kém. Mặc dù dân số toàn cầu đang phát triển, các ca tử vong như vậy đã giảm đáng kể trong thập kỷ qua, từ 1,2 triệu ca một năm vào năm 2000 xuống còn khoảng 760.000 ca một năm vào năm 2011.
Bà Lotta Sylwander, Đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết: "Bằng cách giảm số người mắc tiêu chảy và nhiễm giun, chúng ta sẽ không chỉ giảm được số trẻ em bị chết, mà còn có thể giảm được số trẻ em bị thấp còi”.
Số liệu của UNICEF cho thấy khoảng một nửa số ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi xảy ra ở năm quốc gia: Ấn Độ, Nigiêria, Cộng hòa Dân chủ Công Gô, Pakistan và Trung Quốc. Hai quốc gia - Ấn Độ (24%) và Nigiêria (11%) - chiếm hơn 1/3 số ca tử vong ở trẻ dưới năm tuổi. Những quốc gia này cũng có một số lượng lớn người dân không được sử dụng nước sạch và không được hưởng điều kiện vệ sinh môi trường phù hợp.
Các số liệu về vệ sinh thậm chí còn tồi tệ hơn. Số dân không được sống trong điều kiện vệ sinh sạch sẽ ở các nước này như sau: Ấn Độ 814 triệu người, Trung Quốc 477 triệu người; Nigeria 109 triệu người; Pakistan 91 triệu người và Công Gô 50 triệu người. Khoảng 1/4 dân số Việt Nam và hơn một nửa người dân tộc thiểu số không được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
Ông Wijesekera cho rằng, việc cải thiện tình hình nước sạch và vệ sinh môi trường sẽ góp phần đáng kể làm giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở trẻ em.  

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Hút bể phốt

Vấn đề về môi trường đã và đang là mối lo và cũng là mối quan tâm của mọi người dân và nhiều công ty doang nghiệp , xí nghiệp , bệnh viện , trường học , khu CN … vì nó sẽ ảnh hưởng trục tiếp với mọi người và nhân viên cũng như khách đến làm việc tại công ty , có một môi trường  thì mới có một không gian thoáng mát để làm việc một cách tốt nhất . vấn đề môi trường ấy hãy để cho công ty chúng tôi giúp ban hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn trực tiếp!
Chúng tôi chuyên thong tắc bể phốt, hút bể phốt, thông tắc toilet, thoát sàn, chậu rửa, bể tiêu đường ống..vvvv


Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Thông hút bể phốt

Bạn muốn bể phốt nhà bạn không bị tắc hay bốc mùi, hãy gọi cho chũng tôi chỉ sau 20 phút nhân viên kỹ thuật sẽ có mặt tại nhà bạn để lên kế hoạch thông tắc ngay cho bạn, biến căn nhà bạn chở lại thơm mát như ngày nào, hãy gọi cho chúng tôi khi bạn cần Thông hút bể phốt 0973972868
Chúng tôi có mặt khắp mọi nơi
Chúng tôi có mặt ngay sau khi bạn yêu cầu
Chúng tôi luôn luôn đặt khách hàng lên hàng đầu để phục vụ tận tình và chu đáo
ở đâu tắc công ở đó có chúng tôi
ở đâu hút bể phốt ở đó có chúng tôi
Xe hút bể phốt

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Nghiên cứu ra siêu vật liệu hấp thụ chất ô nhiễm

Tạp chí Nature Communications, một nhóm các nhà khoa học Pháp và Australia cho biết họ đã chế tạo được một loại vật liệu mới rất nhẹ, có thể tái sử dụng và đặc biệt là hấp thụ mạnh mẽ một số hóa chất.


Dầu tràn gần một bến tàu cá ở Alabama. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Đây nhiều khả năng sẽ là "vũ khí" mới trong cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm nguồn nước.
Vật liệu mới là những tấm cực mỏng boron nitride (hợp chất hóa học còn được gọi là graphene trắng) có thể hút một diện lớn dầu loang, hóa chất hòa tan hay thuốc nhuộm thải ra từ các ngành công nghiệp dệt, giấy, thuộc da... Những tấm này có nhiều lỗ nhỏ li ti, có thể nổi trên nước cũng như không thấm nước.
Một khi được thả vào bề mặt nước có ô nhiễm dầu chẳng hạn, những tấm đó sẽ ngay lập tức hút dầu và đổi màu. Tiến trình này rất nhanh, chỉ khoảng hai phút và dầu ô nhiễm được hút sạch sẽ. Khi đã bão hòa, những tấm cực mỏng boron nitride có thể được dễ dàng lấy ra, làm sạch để tái sử dụng thêm vài lần nữa.
Theo nhóm nghiên cứu, những vật liệu đang dùng phổ biến để chống ô nhiễm dầu như than hoạt tính hay sợi tự nhiên có độ hấp thụ dầu thấp hơn nhiều so với vật liệu mới này. Trong khi đó, những vật liệu có độ hấp thụ cao khác lại khó tái sử dụng.
Nhóm nghiên cứu cho biết giá thành loại vật liệu mới cùng công nghệ liên quan sẽ được chờ đợi sẽ đem đến tác động to lớn đối với việc bảo vệ môi trường.
Theo TTXVN

Điện Biên tràn lan dầu trên suối Hồng Líu, gây bức xúc dư luận

Đã một tuần qua, (kể từ ngày 25/5) suối Hồng Líu, đoạn dài hơn 2 km chảy từ phường Noong Bua qua các tổ dân phố phường Mường Thanh, phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) trước khi đổ ra sông Nậm Rốm xuất hiện một lượng lớn dầu chảy theo dòng nước, ảnh hưởng đến hàng chục hộ dân nuôi trồng thủy sản, hủy hoại môi trường tự nhiên của lưu vực lòng suối khiến người dân rất bức xúc.
Ảnh minh họa
Tại phân đoạn cống tràn suối Hồng Líu thuộc khu vực tổ dân phố 26, phường Mường Thanh (thành phố Điện Biên Phủ) dù đã trải qua nhiều trận mưa lớn nhưng màu nước vẫn nhuốm màu và pha lẫn váng dầu. Trên một diện rộng, cỏ cây xung quanh bị váng dầu bám chặt, đen kịt. Mặt nước lòng suối là những vệt dầu loang lênh láng. Vết dầu kẻ chỉ theo mực nước của suối vẫn hằn nguyên trên thân cống tràn. Tình trạng này đã hủy hoại môi trường tự nhiên hai bên dòng suối. Tại đây, nhiều diện tích rau màu (mùng, rau muống…) bị dầu bám đen đã héo rũ. Cá biệt, ở những nơi nước chảy mạnh, dễ dàng nhận ra một lượng lớn dầu đã bị sóng đánh dạt lên bờ. Cả khu vực có mùi hắc nồng khó chịu. Khi không chịu được mùi nồng nặc của dầu bốc mùi lên từ suối Hồng Líu, người dân sinh sống cạnh dòng suối, gần cống tràn đã phải túc trực mở cửa cống tràn để hi vọng dòng chảy mau chóng cuốn đi lượng dầu trong lòng suối. Tuy nhiên, sự nỗ lực của người dân vẫn vô vọng khi lượng dầu trên suối quá nhiều.
Bác Phạm Kim, tổ dân phố 26, phường Mường Thanh, cho biết: Tình trạng dầu váng như thế này xảy ra cách đây 6 ngày nay. Mấy hôm trước trời nắng nóng, oi bức chúng tôi có cảm giác khó thở, rất ngột ngạt. Những nhà nuôi trồng thủy sản, nếu không kịp thời đối phó thì thiệt hại là điều khó tránh khỏi. Cũng theo bác Kim: “Lượng dầu xả ra bao nhiêu không biết, nhưng hiện trường đã 6 ngày rồi mà váng dầu vẫn còn nhiều. Nếu cứ như thế này, ít nhất ra phải hàng tháng sau lượng váng dầu ở đây mới hết. Người dân chúng tôi cũng mong các cấp có thẩm quyền xử lý tình trạng ô nhiễm này để dân an tâm sinh sống”.
Theo nhiều người dân địa phương phản ánh thì nguyên nhân suối Hồng Líu ô nhiễm bởi lượng dầu thải ra này là do từ Trạm trộn áp phan của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng số 6, đặt tại phường Noong Bua để thực hiện công việc thi công, xây dựng các tuyến đường dân sinh khu tái định cư Noong Bua- 1của dự án Di dân tái định cư thủy điện Sơn La gây nên.
Có mặt tại trạm trộn áp phan, chúng tôi được nhiều người dân phường Noong Bua cho biết thêm, lượng dầu làm ô nhiễm suối Hồng Líu là do chảy từ chiếc Téc dàu mà đơn vị thi công cho đặt ngay bên lề đường. Theo hệ thống cống thoát nước ngầm, lượng dầu chảy thẳng ra suối Hồng Líu và sau hành trình trình chảy hơn 2 km qua các phường Tân Thanh, Mường Thanh sẽ đổ thẳng ra sông Nâm Rốm lịch sử. Tại hiện trường, chiếc téc đã được vận chuyển vào trong khuôn viên khu thi công. Nơi đặt téc dầu vẫn còn vết tích dầu thải vương bám xung quanh lỗ cống, trên nền gạch hành lang vỉa hè.
Tại trụ sở công ty, biện minh về nguyên nhân suối Hồng Líu xuất hiện dầu, ông Bùi Đức Giang, Giám đốc Công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6 cho biết: “Cái này là do người ta tưởng téc dầu đựng dầu ma-zút nên họ lấy trộm, sau đó họ vặn vào nắp không chặt, chứ không phải dầu từ máy thải ra. Công ty đã quản lý không chặt, dẫn đến sự việc như thế”.
Cũng theo giải thích của ông Giang thì sự việc này xảy ra từ tối ngày 24/5, đến 19h ngày hôm sau (25/5) thì đơn vị mới nhận được thông tin phản ánh từ người dân, chính quyền phường và cho người đến tiến hành khóa van téc dầu. Ông Giang nói thêm: " Một vài lít dầu “rỉ” ra rồi nó trôi đi thì vớt lại không ai vớt được".
Nguyên nhân khiến suối Hồng Líu bị ô nhiễm là do “kẻ trộm sơ suất không khóa lại van téc dầu” hay người của Công ty cố tình thải ra vẫn chưa ai xác định. Nhưng tình trạng ô nhiễm cả đoạn dài con suối đã là sự thật hiện hữu cần được cảnh báo và xử lý nghiêm túc.