Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Vệ sinh phòng trọ sinh viên

Vấn đề vệ sinh môi trường không còn quá lạ đối với mọi người. Sinh viên cũng là đối tượng “góp phần” gây nên những tác động không nhỏ tới môi trường sống.
“Rác” phòng trọ
Đó là hậu quả của những lần rủ bạn về nhà “ đánh chén” hoặc những buổi liên hoan nhẹ trong phòng. Rác từ nhà ra cửa, từ cửa tới nhà trọ bên cạnh hoặc có khi tung tóe trước cửa phòng trọ “hàng xóm”, tình trạng này được xem là bình thường của hầu hết các xóm trọ sinh viên.
Phương, sinh viên năm 3 ĐH Khoa học xã hội Nhân văn TPHCM bức xúc: “Đây là tình trạng chung rồi, có khi mình dọn nhưng một số bạn không có ý thức lại xả ra, thấy thế nên chẳng muốn dọn nữa”. Còn Bình sinh viên Đại học Sư Phạm Kỹ thuật thì uể oải: “Xóm tớ thì khỏi phải bàn, cuối tuần mà chị chủ không vào dọn thì cũng cứ để đó, bạn bè là sinh viên cả nên không để ý đến rác nữa” .
Đây là một thực trạng có thật nhưng không phải sinh viên nào cũng ý thức được như Phương, Bình. Hầu hết là những đống rác thải từ sinh hoạt, sinh viên cũng cứ xả bậy như thường, có khi mỗi phòng trọ đều có một rọ rác riêng nhưng “bạ đâu xả đó” đã trở thành một thói quen và thói quen lâu ngày thì trở thành một hành vi xấu.
Nguyên nhân
Làm theo nhà chủ
Các nhà chủ phòng trọ thường hay xả rác trước cửa nhà để công nhân vệ sinh thu dọn trong ngày. Nhiều khi hành vi đổ rác bừa bãi cũng sinh ra từ đây. Sinh viên đem rác đổ cũng bắt chước cách quẳng rác hoặc vào rọ rạc hoặc ra ngoài rọ. Nhiều nhà trọ việc dọn rác là của bà chủ ông chủ nên sinh viên không mấy để ý đến những loại rác thải “bám riết” khu trọ nơi mình ở.
Thói quen
Để dồn đem đổ một lúc, đó là tư tưởng lâu nay không những của sinh viên mà hầu hết mọi người có chung suy nghĩ. Để dồn có khi quên hoặc bận hoặc chờ ông chủ bà chủ vào dọn đổ luôn. Nhiều sinh viên đi học hàng ngày nhưng rác trước cửa nhà mình cũng ít để ý đem đổ hoặc rác nhà hàng xóm “lấn sân” nhưng kiểu “của ai người đó dọn” nên nhiều phòng trọ bị dốn ứ rác.
Ỷ lại
Ỷ lại cũng là một thói quen không tốt của không ít sinh viên. Ỷ lại cho nhà chủ một phần, bạn cùng phòng ỷ lại cho nhau lại cũng là điều đáng nói. Chính ý thức ít tự giác cộng với những thói quen xấu gây nên thực trạng “rác phòng trọ sinh viên” xuất hiện mọi lúc mọi nơi.
Gây ô nhiễm
“Ô nhiễm” là tính từ dùng ở mức độ nặng chỉ về một số tác động xấu của môi trường có tầm ảnh hưởng đến con người. Rác phòng trọ, nơi trọ của sinh viên nhiều khi cũng gây nên những tác động xấu mà có thể gọi là “ô nhiễm”. Mùi hôi của rác lâu ngày không được xử lí ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của sinh viên cũng như nhà chủ. Đó là chưa kể đến những hôm trời mưa, rác trước cửa phòng trọ “tung tóe” cộng với nước chảy làm ô nhiễm cả khu trọ sinh viên.
Không phải khu trọ, dãy trọ nào cũng sạch sẽ, tình trạng rác thải trước phòng trọ sinh viên không phải tất cả nhưng có thể nói là hầu hết. Có những dãy trọ trong TPHCM mà nhà chủ không quan tâm đến vấn đề vệ sinh của các phòng trọ nên dựa vào ý thức của sinh viên là chủ yếu.
Không khó
Giữ vệ sinh khu trọ không phải việc làm khó. Tuy nhiên nó lại phụ thuộc nhiều vào ý thức cá nhân và tập thể. Sinh viên là đối tượng dễ tác động vào ý thức nhất, dễ tiếp cận những vấn đề về xã hội nhất. Bởi vậy ý thức về bảo vệ môi trường không thuộc vấn đề nan giải.
Dọn vệ sinh nơi phòng trọ mình hàng ngày có gì khó?
Đổ rác đúng nơi quy định, có thể đổ chung với nhà chủ nhưng hãy cố gắng cho chúng vào rọ rác nhé!
Mỗi sinh viên hãy xem nhà trọ như nhà ở thực thụ của mình, tránh tư tưởng tạm bợ, tránh ý thức ỷ lại cho nhau, điều đó chỉ khiến cho rác tấn công và những căn bệnh như sốt siêu vi, sốt xuất huyết chung sống mãi với sinh viên.
Sạch hay không sạch phụ thuộc nhiều ở chính bạn!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét